Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

TOEIC là gì? Tại sao lại phải học và thi TOEIC?

TOEIC (viết tắt của Test of English for International CommunicationBài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) là một bài thi nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế. Kết quả của bài thi TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động như kinh doanh, thương mại, du lịch… Kết quả này có hiệu lực trong vòng 02 năm và được công nhận tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. English Test Key

TOEIC dùng để làm gì?

Trước đây tại Việt Nam, nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức… thường sử dụng chứng chỉ tiếng Anh phân chia theo cấp độ A, B, C (chứng chỉ ABC) như một tiêu chí ngoại ngữ để đưa ra quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự hay bố trí nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài. Tuy nhiên trong khoảng 07 năm trở lại đây, chứng chỉ TOEIC nổi lên như một tiêu chuẩn phổ biến hơn để đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của người lao động. Test English Xuất phát từ thực tế đó, nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã đưa TOEIC vào chương trình giảng dạy và lựa chọn bài thi TOEIC để theo dõi sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh đối với sinh viên theo từng học kỳ, năm học hoặc sử dụng làm chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp. Chính vì những lý do đó nên việc học TOEICluyện thi TOEIC và tham dự kỳ thi TOEIC đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang kiến thức với nhiều sinh viên và người đi làm.
website tự học toeic

Cấu trúc của bài thi TOEIC

Bài thi TOEIC truyền thống là một bài kiểm tra trắc nghiệm bao gồm 02 phần: phần thi Listening (nghe hiểu)  luyện nghe tiếng anh, luyện nghe toeicgồm 100 câu, thực hiện trong 45 phút và phần thi Reading (đọc hiểu) cũng gồm 100 câu nhưng thực hiện trong 75 phút. Tổng thời gian làm bài là 120 phút (2 tiếng).
  • Phần thi Nghe hiểu (100 câu / 45 phút): Gồm 4 phần nhỏ được đánh số từ Part 1 đến Part 4. Thí sinh phải lần lượt lắng nghe các đoạn hội thoại ngắn, các đoạn thông tin, các câu hỏi với các ngữ âm khác nhau như: Anh – Mỹ, Anh – Anh, Anh – Canada & Anh – Úc để trả lời.
  • Phần thi Đọc hiểu (100 câu / 75 phút): Gồm 3 phần nhỏ được đánh số từ Part 5 đến Part 7 tương ứng với 3 loại là câu chưa hoàn chỉnh, nhận ra lỗi sai và đọc hiểu các đoạn thông tin. Thí sinh không nhất thiết phải làm tuần tự mà có thể chọn câu bất kỳ để làm trước.
Mỗi câu hỏi đều cung cấp 4 phương án trả lời A-B-C-D (trừ các câu từ 11-40 của part 2 chỉ có 3 phương án trả lời A-B-C). Nhiệm vụ của thí sinh là phải chọn ra phương án trả lời đúng nhất và dùng bút chì để tô đậm ô đáp án của mình. Bài thi TOEIC không đòi hỏi kiến thức và vốn từ vựng chuyên ngành mà chỉ tập trung với các ngôn từ sử dụng trong công việc và giao tiếp hàng ngày.

Bài thi TOEIC Speaking & Writing

Ngoài bài thi TOEIC truyền thống (Listening & Reading), bạn có thể tham dự thêm bài thi TOEIC Speaking (Nói) & Writing (Viết) để có thể đáp ứng cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết mà nhiều vị trí ứng tuyển đòi hỏi. Bạn cũng cần lưu ý: Theo khuyến nghị của ETS, nếu đạt trên 500 điểm với bài thi TOEIC Listening & Reading thì bạn nên tham dự cả bài thi TOEIC Speaking & Writing để đánh giá đầy đủ cả 2 kỹ năng Nói & Viết. Điểm số của bài thi này được chia ra các cấp độ khác nhau được gọi là “các cấp độ thành thạo” (proficiency levels) chứ không dùng thang điểm như bài thi TOEIC Listening & Reading.

Điểm thi TOEIC & cách tính điểm bài thi

 Điểm của bài thi TOEIC được tính và quy đổi dựa trên số câu trả lời đúng, bao gồm hai điểm độc lập: điểm của phần thi Nghe hiểu và điểm của phần thi Đọc hiểu. Bắt đầu từ 5, 10, 15… cho tới 495 điểm mỗi phần. Tổng điểm của cả 2 phần thi sẽ có thang từ 10 đến 990 điểm. Sau khi có kết quả, thí sinh sẽ nhận được chứng chỉ TOEIC (phiếu điểm) được gửi riêng cho từng thí sinh (không công bố công khai).

Chuẩn TOEIC? Cần đạt bao nhiêu điểm TOEIC để được cấp chứng chỉ

Cũng giống như bài thi IELTS, kết quả của bài thi TOEIC không có mức điểm để quy định đỗ hay trượt mà chỉ phản ánh trình độ sử dụng tiếng Anh của người tham dự. Tuy nhiên tại nhiều trường Đại học tại Việt Nam, đều có quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh. Theo đó, sinh viên khi tốt nghiệp phải đạt chuẩn tiếng Anh tương đương với TOEIC 450 hoặc cao hơn tùy theo chuyên ngành. Khi tham dự thi TOEIC bạn cũng cần lưu ý: Nếu muốn cung cấp thêm phiếu điểm để nộp Hồ sơ tuyển dụng cho các đơn vị tuyển dụng, thí sinh phải đạt điểm TOEIC từ 200 trở lên. Nếu muốn cung cấp thêm phiếu điểm để nộp Hồ sơ du học, thí sinh phải đạt điểm TOEIC từ 500 trở lên. Lệ phí cho mỗi phiếu điểm in thêm là 50.000 đồng, nếu cần chuyển phát nhanh thì nộp thêm 15.000 đồng.

Một số mức điểm TOEIC tham khảo

  • TOEIC 100 – 300 điểm: Trình độ cơ bản. Khả năng giao tiếp tiếng Anh kém.
  • TOEIC 300 – 450 điểm: Có khả năng hiểu & giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình. Là yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp các trường nghề, cử nhân các trường Cao đẳng (hệ đào tạo 3 năm).
  • TOEIC 450 – 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá. Là yêu cầu chung đối với SV tốt nghiệp Đại học hệ đào tạo 4-5 năm; nhân viên, trưởng nhóm tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
  • TOEIC 650 – 850 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu đối với cấp trưởng phòng, quản lý điều hành cao cấp, giám đốc trong môi trường làm việc quốc tế.
  • TOEIC 850 – 990 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Sử dụng gần như người bản ngữ dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ.

Đi tìm những bẫy cần tránh trong bài thi TOEIC.

Ngày nay việc sở hữu một tấm bằng TOEIC gần như là bắt buộc đối với tất cả mọi người. Điểm TOEIC càng cao chứng minh được năng lực ngoại ngữ của người sở hữu càng lớn, do đó bạn sẽ dễ dàng để bạn tìm được một công việc tốt hơn.

Tuy nhiên một đề thi TOEIC luôn luôn tiềm ẩn những “cái bẫy” để ngăn cản chúng ta đạt đến điểm số mong muốn, những cái bẫy mà chỉ người có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy mới phát hiện ra. Nhưng đừng lo, vì có một con đường sẽ mở ra cho bạn ngay dưới đây…
Một bài thi TOEIC gồm có 7 phần, tất cả các phần đều có đóng góp quan trọng vào điểm số cuối cùng của bài thi. Tuy nhiên thì Part 2 (Nghe và lựa chọn câu hỏi) và Part 5 (Hoàn thành câu) là 2 phần thi dễ mất điểm vì “dính bẫy” nhiều nhất. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể tăng điểm toàn bộ bài thi nếu “xử lý” được 2 phần này.

Mổ xẻ Part 2 và Part 5 trong bài thi TOEIC

Ở Part 2, thí sinh sẽ phải trả lời 30 câu theo hình thức nghe và chọn đáp án, tuy nhiên các câu trả lời không được in trong bài thi, và đoạn băng chỉ phát một lần. Điều đó có nghĩa là nếu bỏ lỡ một câu thì bạn không thể quay lại và khó để bắt kịp các câu tiếp theo trong đề bài.

Khác với Part 2, Part 5 cho sẵn 30 câu trong đề trong bài thi nhưng mỗi câu đều chứa từ hoặc cụm từ còn thiếu, yêu cầu bạn lựa chọn câu trả lời đúng để điền vào.

  Sở dĩ đây là 2 phần thi “ khó xơi” nhất vì liên quan trực tiếp đến 2 kỹ năng Nghe hiểu và Đọc hiểu của thí sinh, đòi hỏi vốn từ vựng và ngữ pháp rất rộng. Chưa kể đề thi TOEIC được làm mới liên tục, bổ sung cả những từ vựng mới xuất hiện trong từ điển, cùng rất nhiều chi tiết gây hiểu nhầm được lồng ghép khéo léo vào cả bài ngữ pháp và hội thoại, khiến thí sinh bối rối và nếu không tỉnh táo sẽ rất dễ tích vào đáp án sai.

Bí kíp luyện thi TOEIC – chinh phục Part 2 và Part 5




Hình ảnh trong cuốn Bí kíp luyện thi TOEIC part 5 xuất bản bởi công ty cổ phần sách MCBooks
 



s

Nhờ những bí kíp dễ hiểu, dễ nhớ này mà bài thi của các học viên đã tăng lên ít nhất 300 điểm so với lần thi đầu tiên.

Cho dù đề thi TOEIC được đổi mới thường xuyên, nhưng sự thật là các bẫy đánh lừa thí sinh vẫn giữ nguyên các dạng quen thuộc. Có thể gọi đó là điểm sơ hở của kỳ thi này để chúng ta vận dụng “Bí kíp luyện thi TOEIC Part 2 – Chuyên đề Luyện nghe” và “Bí kíp luyện thi TOEIC Part 5 – Chuyên đề Ngữ pháp”.

Từ nay bạn không cần nghiền ngẫm, “cắn bút” khi nhận đề thi nữa, chỉ đơn giản “Nghe là tích, Đọc là chọn”.

Mẹo làm bài thi TOEIC phần nghe – part4.

Nhìn tổng quát thì Part 4 tương đối khó, nhưng lại ít bẫy hơn Part 3. Trong phần này chỉ 1 người nói, có 30 câu hỏi mỗi câu hỏi 4 đáp án, đáp án và câu hỏi được in sẵn trong bài thi.
Quy trình làm bài thi TOEIC Part 4:
      – Đọc trước câu hỏi và các đáp án
      – Chú ý mối quan hệ giũa câu hỏi và nội dung bài nói
      – Đáp án đúng thường có từ hoặc cụm từ gần với từ hoặc cụm từ mà bạn nghe được.
luyện nghe tiếng anh, luyện nghe toeic 
Thông thường chúng ta phải xác định câu hỏi: Hỏi cái gì? và hỏi như thế nào?
Vì trong một đoạn hội thoại sẽ nói về một lĩnh vực cụ thể, do vậy phải biết chính xác người nói đang nói đến lĩnh vực nào để hình dùng những câu hỏi liên quan, sau đây là những lĩnh vực tiêu biểu:
+  Announcement (thông báo)
+  Advertisement (quảng cáo)
+  Talk (diễn thuyết, tọa đàm)
+  Report (báo cáo, tường thuật)
+  Flight and Airport Announcement (thông báo ở sân bay 1 trên máy bay)
+  Broadcast (chương trình phát thanh truyền hình)
+  Recorded message (tin nhắn ghi âm)
website tự học toeic 
Dưới đây là vài “bí kíp” để chinh phục được đề thi TOEIC part 4 này: 

1. Đọc thật nhanh câu hỏi và đáp án cho sẵn.

- Bạn nên đọc lướt câu hỏi và các câu trả lời cho sẵn. Mỗi bài nói có 3 câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn. Việc đọc trước như thế này sẽ giúp bạn định hướng rất tốt khi nghe. Tuy nhiên, nếu không đủ thời gian để đọc tất cả thì ít nhất bạn nên đọc phần câu hỏi.
- Thật ra, kỹ năng đọc hiểu cũng rất quan trọng trong Part 4. Nếu bạn đọc và hiểu câu hỏi nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn. Trên thực tế, có nhiều trường hợp thí sinh nghe rất tốt nhưng do không hiểu đúng câu hỏi nên cũng chọn đáp án sai.
              Ví dụ:  Who is the speaker addressing?
                         Câu này hiểu đúng là Người nói đang nói với ai?.
                         Nếu bạn hiểu câu này là Ai đang nói chuyện thì chắc chắn bạn sẽ chọn đáp án sai.

 2. Tập trung nghe phần có thông tin cần thiết

- Các câu hỏi không phải theo thứ tự của nội dung được nói đến trong bài, nó sẽ xáo trộn. Do đó, khi bắt đầu nghe bạn nên đảo mắt qua các câu hỏi thật nhanh để xem phần đang nghe tương ứng với câu hỏi nào.
- Chính những từ ngữ trong câu hỏi là những gợi ý giúp bạn nghe bài nói tốt hơn. Trong rất nhiều trường hợp, từ, cụm từ và cách diễn đạt trong câu hỏi lại được dùng trong bài nói. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người ta dùng từ và cách diễn đạt khác nhưng có cùng ý nghĩa với những gì được trình bày trong bài nói.

 3. Đáp án đúng thường có từ hoặc cụm từ nghe được

- Đây chỉ là xu hướng chung trong cách ra câu hỏi của Part 4. Dĩ nhiên, xu hướng này không đúng trong một vài trường hợp, do đó bạn cũng nên để ý.

 4. Cách chinh phục từng dạng bài

- Nghe kỹ những thông tin đặc biệt như chữ số, thời gian, ngày trong tuần, số tiền .v:v. Bạn nên nhớ là những thông tin này có thể được chuyển đổi thành một dạng khác ở đáp án.
- Đa số các câu hỏi về nội dung chính đều có một hoặc nhiều từ khóa nằm ở phần đầu của bài nói.
Vậy là sau chuyên đề ngày hôm nay, chắc hẳn các bạn đã sở hữu một lượng kiến thức cũng như chiến thuật không nhỏ để áp dụng làm bài Nghe TOEIC phải không nào? Và chắc chắn khi nhắc đến bài Nghe TOEIC các bạn đã tự tin hơn rất nhiều, không còn lo lắng sợ hãi nó nữa đúng không?  Hi vọng ước mơ chinh phục đỉnh núi mang tên TOEIC của các bạn sẽ trở thành hiện thực vào một ngày không xa! Hẹn gặp lại tất cả các bạn trong những Chuyên đề sau.

Chiến lược làm bài thi Part 3 trong TOEIC.


I. Thể loại câu hỏi trong Part 3
học toeic, hoc toeic, luyện thi toeic, luyen thi toeic 

Câu hỏi của Part 3 có thể phân biệt ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc phân biệt các câu hỏi theo hai hướng sau đây là hợp lí nhất.
 phần mềm luyện thi toeic
 1.Phân biệt nội dung - Câu hỏi suy luận (inference): Các cách diễn đạt lại nội dung bằng cách khác (paraphrasing) được dùng trong đáp án- Câu hỏi nội dung trong bài: Các cách diễn đạt trong bài nghe được dùng trong đáp án
 tự học toeic miền phí
2. Phân biệt câu hỏi
 - Trường hợp chủ ngữ được nói rõ trong câu hỏi
Ví Dụ: What does the man[woman, they] mean?

-Trường hợp chủ ngữ được nói rõ trong câu hỏi nhưng đó là nhân vật thứ ba được đề cập đến trong bài đối thoại
Ví Dụ: How will Mary go to the airport ?
Ví Dụ: What is the problem?

II. Đặc trưng của Part 3

-Tốc độ nói nhanh dần.
- Độ dài của đoạn đối thoại là 4 lượt nói.
- Có nhiều bẫy nhất trong 4 phần của L/C.
- Ngày càng có nhiều câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hiểu mạch diễn đạt và toàn bộ bài đối thoại; chỉ hiểu những từ hoặc cụm từ riêng lẻ là không đủ.-Đáp án sai cũng có những từ hoặc cụm từ thí sinh đã nghe trong bài đối thoại.

Hệ thống các cách chinh phục nhanh Part 3

Hệ thống 1 Nên đọc câu hỏi trước khi nghe 

-Bạn nên đọc trước câu hỏi và các câu trả lời cho sẵn. Mỗi bài đối thoại có 3 câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn. Việc đọc trước sẽ giúp bạn định hướng rất tốt khi nghe. Tuy nhiên, nếu không đủ thời gian để đọc tất cả thì ít nhất bạn nên đọc phần câu hỏi.
-Bạn nên tận dụng thời gian kiểm tra lại Part 2 và thời gian đọc phần hướng dẫn (directions) để xem 'trước câu hỏi.
-Hai câu hỏi được đọc cách nhau 8 giây. Trong 8 giây này, bạn phải chọn câu trả lời. Nếu vẫn còn thời gian sau khi đã chọn xong, bạn nên xem trước câu hỏi tiếp theo.
-Thật ra, kỹ năng đọc hiểu cũng rất quan trọng trong Part 3. Nếu bạn đọc và hiểu câu hỏi nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn.
-Bạn nên xem xét thật kỹ câu hỏi. Không có phần nào trong câu hỏi là không quan trọng.
-Bạn nên đặc biệt chú ý đến đối tượng được hỏi: là nam hay nữ, là một trong hai người nói hay là nhân vật thứ ba. Khi chú ý phần này, bạn sẽ nghe có trọng tâm hơn.

Hệ thống 2: Nếu có thể, nên đọc các đáp án cho sẵn trước khi nghe
Bạn nên đọc các đáp án cho sẵn, ưu tiên cho các đáp án dài, nếu cả 4 đáp án đều dài thì ưu tiên cho các câu (C) và (D) vì xác suất (C) hoặc (D) được chọn làm đáp án đúng cao hơn (A) và (B).

Hệ thống 3: Nên vừa nghe vừa giải quyết câu hỏi
Khi làm Part 3, bạn nên theo trình tự sau: (1) Đọc trước câu hỏi (2) Nghe đoạn đối thoại (3) Đánh đấu chọn câu trả lời đúng nhất vào phiếu bài làm (4) Đọc trước câu hỏi của đoạn tiếp theo. Nếu bạn chờ đến khi nghe xong mọi thứ mới chọn câu trả lời thì bạn sẽ không có thời gian để xem các câu hỏi tiếp theo.

Hệ thống 4: Nắm rõ thứ tự câu hỏiCác câu hỏi thường được đặt theo thứ tự nội dung của bài đối thoại.Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải như vậy

Hệ thống 5 : Nghe kỹ phần nội dung sau các từ/cụm từ nốiPhần nội dung trọng tâm thường được đặt làm câu hỏi là phần theo sau những từ hay cụm từ nối như:but, however, actually, in fact, as a matter of fact, in that case, so, then, well, v.v.

Hệ thống 6: Không nên mải suy nghĩ về các câu hỏi đã qua Bạn nên bỏ tâm lý mải suy nghĩ về những câu hỏi mình đã không làm được tốt lắm trong những bài đối thoại đã qua. Những câu hỏi hiện tại phải được xem là quan trọng nhất bởi vì dù bạn có lo lắng đến mức nào đi nữa, bạn cũng không thể nghe
* CHIẾN THUẬT:

Bạn phải đọc câu hỏi.

Trước hết bạn nên đọc câu hỏi và lựa chọn trả lời cho sẵn trong khoảng thời gian Directions được đọc qua băng ( khoảng 30 giây). Nếu làm như vậy, bạn mới có thể trả lới nhanh chóng câu hỏi 41-43 và có đủ thời gian dành cho câu hỏi kế tiếp.Mặc dù thời gian trống giữa các câu hỏi là 8 giây,nhưng bạn không nên dành hết thời gian đó để trả lời một câu.
Hãy đánh dấu thật nhanh vào phiếu bài làm và dành thời gian đọc câu hỏi kế tiếp.
Dứt khoát bỏ qua nếu không trả lời được.

Vấn đề lớn nhất đối với thí sinh ở trình độ sơ cấp là nếu gặp trở ngại khi trả lời một câu hỏi nào đó thì họ sẽ bối rối không đọc câu hỏi kế tiếp, mà cứ ” vấn vương” mãi với câu hỏi chưa trả lời được đến nỗi không tập trung được.Với thí sinh ở trình độ cao hơn,họ có thể trả lời những câu hỏi họ biết,nhưng nếu không làm được thì họ dứt khoát bỏ qua.Đây cũng là kỹ năng bạn cần phải luyện tập.

Cần ghi nhớ trình tự sau đây.

1.Đọc trước câu hỏi.
2.Nghe băng.
3.Đánh dấu trực tiếp lên phiếu làm bài.
4.Thời gian trống giữa các câu hỏi là 8 giây,bạn hãy trả lời nhanh câu hỏi rồi dùng khoảng thời gian còn lại để đọc câu hỏi kế tiếp.

MẠO TỪ XÁC ĐỊNH VÀ KHÔNG XÁC ĐỊNH (A/AN/THE)



1. ĐỊNH NGHĨA: Mạo từ không xác định là: A/AN. Mạo từ xác định là THE.
- A/AN + Danh từ số ít (A trước Danh từ bắt đầu bằng phụ âm, An trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm)
- THE + Danh từ bất kì (số ít, số nhiều, không đếm được)

2. CÁCH DÙNG
(1) Dùng A/An trước 1 danh từ khi danh từ đó lần đầu tiên được nhắc tới, chưa xác định cụ thể là ai/cái gì.
Dùng THE trước 1 danh từ khi danh từ đó đã được nhắc tới hoặc người nghe đều hiểu đối tượng nhắc đến là ai/cái gì.
Xét ví dụ sau:
- I had a sandwich and an apple. The sandwich wasn't very good, but the apple was nice.
(Tôi có 1 cái bánh sandwich và 1 quả táo. Bánh sandwich thì không ngon nhưng quả táo lại rất ngon)
- Phân tích: Dùng a/an ở đâu đầu vì sandwich và apple lần đầu được nhắc tới, người nghe chỉ hiểu rằng tôi có 1 quả táo (trong vô vàn quả táo) và 1 cái bánh sandwich (trong vô vàn cái bánh).
Câu thứ 2 dùng THE trước sandwich và apple vì người nghe hiểu rõ rằng cái bánh và quả táo đang nói đến là cái nào rồi. The sandwich và The apple ở đây chính là cái bánh và quả táo mà tôi vừa nói đến (my sandwich and my apple).
- A man and a woman were sitting opposite me. The man was American, but I think the woman was British
(Một người đàn ông và 1 người phụ nữ đang ngồi đối diện tôi. Người đàn ông là người Mỹ, nhưng tôi nghĩ người phụ nữ là người Anh)
* Phân tích: A man/A woman => lần đầu được nhắc đến, chưa biết rõ cụ thể là ai.
- The man/the woman => đã xác định người đàn ông/ người phụ nữ nói đến là ai (the man/the woman ở đây chính là người đàn ông đó/người phụ nữ đó (những người ngồi đối diện với tôi).


- When we were on holiday, we stayed at a hotel. Sometimes we ate at the hotel and sometimes we went to a restaurant.
=>a hotel: một cái khách sạn nói chung, chưa xác định.
=>the hotel: cái khách sạn vừa nói đến, đã xác định
=>a restaurant: 1 cái nhà hàng nói chung, chưa xác định.
(2) Dùng THE khi chúng ta muốn đề cập tới 1 vật cụ thể. Hãy so sánh a/an/the trong các trường hợp dưới đây
- Tim sat down on A CHAIR (Tim ngồi xuống 1 cái ghế - có thể có nhiều ghế trong phòng, Tim ngồi xuống 1 cái trong số đó - không cụ thể cái ghế nào)
- Tim sat down on THE CHAIR nearest the door (Tim ngồi xuống cái ghế gần cửa nhất - đây là cái ghế cụ thể, được xác định rõ ràng - cái ghế gần cửa nhất chứ không phải cái nào khác)
- Paula is looking for A JOB (Paula đang tìm 1 công việc - không rõ công việc nào)
- Did Paula get THE JOB she applied for? (Paula đã xin được việc mà cô ấy đã nộp đơn chưa? - THE JOB là 1 công việc được xác định cụ thể - Công việc mà cô ấy nộp đơn xin chứ không phải công việc nào khác)
- Do you have A CAR? (Bạn có xe hơi không? - 1 cái xe hơi nói chung không cụ thể xe hơi nào cả)
- I cleaned THE CAR yesterday. (Tôi rửa chiếc xe ngày hôm qua - THE CAR là xe cụ thể = My car (xe của tôi))

(3) Dùng THE khi trong tình huống cụ thể, người nói và người nghe đều hiểu đối tượng nhắc đến là cái gì. Chẳng hạn như khi bạn ở trong 1 căn phòng, bạn nói về the light/the floor/the ceiling/the door/ the carpet...của căn phòng đó.
VD: - Can you turn off THE LIGHT? (Bạn có thể tắt điện không? - Ta phải hiểu
THE LIGHT là đèn của căn phòng này, căn phòng nơi mà tôi và bạn đang đứng và là nơi tôi yêu cầu bạn tắt đèn)
- I took a taxi to THE STATION? (Tôi đã bắt 1 chiếc taxi đến nhà ga? THE
STATION ở đây là nhà ga của cái thị trấn/thành phố nơi tôi đang sống)
Vuong Cuong Diep
Vuong Cuong Diep
- (trong 1 của hàng): I'd like to speak to the manager, please. (Tôi cần nói chuyện với quản lí. Ta phải hiểu THE MANAGER là người quản lí của cái của hàng đó chứ không thể là quản lí nào khác)
=> Khi đối tượng nhắc đến đã quá rõ ràng, ta phải dùng THE trước DANH TỪ.
- Tương tự ta có:
+ I have to go to the bank and then I'm going to the post office. (Tôi phải tới ngân hàng và sau đó tôi sẽ tới bưu điện – The bank và the post office là ngân hàng và bưu điện chỗ tôi ở, và hàng ngày vẫn tới).
+ Clare isn't very well. She's gone to the doctor (Clare không được khỏe. Cô ấy đã đi tới gặp bác sĩ- the doctor là 1 bác sĩ cụ thể, có thể hiểu là bác sĩ thường ngày của cô ấy)
+ I don't like going to the dentist (Tôi không thích tới gặp nha sĩ - The dentist là nha sĩ cụ thể - nha sĩ mà tôi vẫn thường đến)

SO SÁNH A VÀ THE:
+ I have to go to the bank today (Tôi phải đi đến ngân hàng hôm nay - ngân hàng tôi vẫn thường đi tới hàng ngày, thuộc thị trấn này)
+ Is there a bank near here? (Có cái ngân hàng nào gần đây không? - người nói chỉ cần hỏi 1 cái ngân hàng bất kì, không cần cụ thể)

+ I don't like going to the dentist (Tôi không thích đến gặp nha sĩ - nha sĩ thường ngày tôi vẫn gặp)
+ My sister is a dentist (Chị tôi là 1 nha sĩ - không cụ thể là nha sĩ nào cả)
(4) Ta nói: ONCE A WEEK (1 lần 1 tuần); TWICE A WEEK (2 lần 1 tuần); $1.5 A KILO (1.5 đô 1 kg)...
+ How often do you go to the cinema? - Once a month.
+ How much are those potatoes? - $1.5 a kilo.
+ Helen works eight hours a day, six days a week. (Helen làm việc 8 tiếng 1 ngày, 6 ngày 1 tuần)

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Từ vựng tiếng Anh chủ đề "Trái cây"

Trái cây là đồ ăn mà chúng ta sử dụng hằng ngày trong cuộc sống, vì vậy nên vốn từ vựng tiếng Anh về chủ đề này nhất định các bạn không thể bỏ phải không nào? Vậy chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay về từ vựng chủ đề trái cây nhé!

Xem thêm bài viết:



1: Avocado: /¸ævə´ka:dou/: bơ
2. Apple: /'æpl/: táo
3. Orange: /ɒrɪndʒ/: cam
4. Banana: /bə'nɑ:nə/: chuối
5. Grape: /greɪp/: nho
6. Grapefruit (or pomelo) /'greipfru:t/: bưởi
7. Starfruit: /'stɑ:r.fru:t/: khế
8. Mango: /´mæηgou/: xoài
9. Pineapple: /'pain,æpl/: dứa, thơm
10.Mangosteen: /ˈmaŋgəstiːn/: măng cụt
11.Mandarin: /'mændərin/: quýt
12. Kiwi fruit: /'ki:wi:fru:t/: kiwi
13. Kumquat: /'kʌmkwɔt/: quất
14. Jackfruit: /'dʒæk,fru:t/: mít
15. Durian: /´duəriən/: sầu riêng
16. Lemon: /´lemən/: chanh vàng
17. Lime: /laim/: chanh vỏ xanh
18. Papaya (or pawpaw): /pə´paiə/: đu đủ
19. Soursop: /'sɔ:sɔp/: mãng cầu xiêm
20. Custard-apple: /'kʌstəd,æpl/: mãng cầu (na)
21. Plum: /plʌm/: mận
22. Apricot: /ˈæ.prɪ.kɒt/: mơ
23. Peach: /pitʃ/: đào
24. Cherry: /´tʃeri/: anh đào
25. Sapota: sə'poutə/: sapôchê
26. Rambutan: /ræmˈbuːtən/: chôm chôm
27. Coconut: /'koukənʌt/: dừa
28. Guava: /´gwa:və/: ổi
29. Pear: /peə/: lê
30. Fig: /fig/: sung
31. Dragon fruit: /'drægənfru:t/: thanh long
32. Melon: /´melən/: dưa
33. Watermelon: /'wɔ:tə´melən/: dưa hấu
34. Lychee (or litchi): /'li:tʃi:/: vải
35. Longan: /lɔɳgən/: nhãn
36. Pomegranate: /´pɔm¸grænit/: lựu
37. Berry: /'beri/: dâu
38. Strawberry: /ˈstrɔ:bəri/: dâu tây
39. Passion-fruit: /´pæʃən¸fru:t/: chanh dây
40. Persimmon: /pə´simən/: hồng
41. Tamarind: /'tæmərind/: me
42. Cranberry: /'krænbəri/: quả nam việt quất
43. Jujube: /´dʒu:dʒu:b/: táo ta
44. Dates: /deit/: quả chà là
45. Green almonds: /gri:n 'ɑ:mənd/: quả hạnh xanh
46. Ugli fruit: /'ʌgli'fru:t/: quả chanh vùng Tây Ấn
47. Citron: /´sitrən/: quả thanh yên
48. Currant: /´kʌrənt/: nho Hy Lạp
49. Ambarella: /'æmbə'rælə/: cóc
50. Indian cream cobra melon: /´indiən kri:m 'koubrə ´melən/: dưa gang
51. Granadilla: /,grænə'dilə/: dưa Tây
52. Cantaloupe: /'kæntəlu:p/: dưa vàng
53. Honeydew: /'hʌnidju:/: dưa xanh
54. Malay apple: /mə'lei 'æpl/: điều
55. Star apple: /'stɑ:r 'æpl/: vú sữa
56. Almond: /'a:mənd/: quả hạnh
57. Chestnut: /´tʃestnʌt/: hạt dẻ
58. Honeydew melon: /'hʌnidju: ´melən/: dưa bở ruột xanh
59. Gooseberries: /´gu:zbəri/: quả lý gai
60. Raisin: /'reizn/: nho khô


 Trên đây 60 từ vựng chủ đề trái cây, chúc các bạn học tập tốt nhé!

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

25 động từ cần thiết cho một email tiếng Anh thương mại

"To apologize", "to appreciate", "to complain" là những động từ thường dùng trong email tiếng Anh thương mại.
1. To apologize: Xin lỗi
Ví dụ: I’d like to apologize for any inconvenience caused. (Tôi rất xin lỗi vì bất cứ sự bất tiện nào gây ra cho bạn).
2. To appreciate: cảm kích, đánh giá cao
Ví dụ: We’d appreciate a reply… (Chúng tôi đánh giá cao sự trả lời…)
3. To arrange: sắp xếp
Ví dụ: I’m writing to arrange a meeting… (Tôi viết thư này để sắp xếp một cuộc họp…)
4. To ask (if): hỏi, yêu cầu
Ví dụ: Could I ask you to send me…? (Tôi có thể yêu cầu bạn gửi cho tôi…)
5. To assist: hỗ trợ
Ví dụ: Please let us know if we can assist you in any way. (Hãy cho chúng tôi biết nếu chúng tôi có thể hỗ trợ bạn bằng bất kỳ cách nào).
6. To clarify: làm rõ, xác nhận, xác thực
Ví dụ: I am writing to clarify the terms of the agreement. (Tôi viết thư này để làm rõ các điều khoản của thỏa thuận).
7. To complain: phàn nàn, khiếu nại
Ví dụ: I’m afraid I must complain about… (Tôi e rằng tôi phải phàn nàn về…)
8. To confirm: xác nhận
Ví dụ: I’d like to confirm my booking. (Tôi muốn xác nhận đặt chỗ của mình)
9. To contact: liên hệ
Ví dụ: Please contact Mr… at our London office. (Làm ơn liên hệ với ông… tại trụ sở London).
10. To enquire: hỏi thăm
Ví dụ: I’d like to enquire about… (Tôi muốn hỏi về…)
11. To follow up: theo dõi, theo sát
Ví dụ: You should follow up your phone call with an email or a letter. (Bạn nên theo dõi cuộc gọi điện thoại của bạn bằng email hoặc thư.)
12. To get in touch: liên lạc

Ví dụ: Please get in touch (with me) asap. (làm ơn liên lạc với tôi ngay lập tức).

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

12 từ chỉ tính cách thường gặp bằng tiếng Anh

Từ vựng 12 từ chỉ tính cách thường gặp bằng tiếng Anh sẽ giúp các bạn bổ sung thêm vốn từ vựng tiếng Anh áp dụng cho cuộc sống hằng ngày nhé!


Ambitious /æmˈbɪʃəs/ Có nhiều tham vọng, khát vọng.

Confident /'kɔnfidənt/ Tự tin.
Honest /'ɔnist/ Trung thực, chân thật.
Cheerful /´tʃiəful/ Vui vẻ, vui tươi.
Patient /'peiʃənt/ Kiên nhẫn.
Quiet /kwait/ Ít nói.
Talkative /ˈtɔkətɪv/ Nói lắm, ba hoa.
Lazy /'leizi/ Lười biếng, biếng nhác.
Stupid /ˈstupɪd/ Ngớ ngẩn, ngốc nghếch.
Creative /kri´eitiv/ Sáng tạo.
Imaginative /i´mædʒinətiv/ Giàu trí tưởng tượng.
Cautious /´kɔ:ʃəs/ Thận trọng, cẩn thận.