Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

PHÂN BIỆT CÁCH DÙNG “ for/ within/ during + time”

Bat dau hoc tieng Anh - cùng phân biệt 3 cụm này nhé!



🔔1/ for + time: trong
-> hành động diễn ra trong suốt khoảng thời gian.
Ex1: We waited for 30 minutes outside your house.
-> Chúng tôi đã chờ đợi TRONG 30 phút bên ngoài nhà bạn.
=> TÔI CHỜ TRONG SUỐT 30 PHÚT
Ex2: Tom has been sleeping for 8 hours.
-> Tom đã ngủ SUỐT 8 giờ đồng hồ.


🔔2/ within + time: trong vòng
-> hành động có thể xảy ra trước hoặc bằng khoảng thời gian đó.
Ex: Phone me again within a week.
-> Gọi lại cho tôi trong vòng một tuần.
=> BẠN CÓ THỂ GỌI CHO TÔI SỚM HƠN 1 TUẦN.
* NOTE: "within" ngoài nghĩa "trong vòng" còn có nghĩa "trong cùng"

🔔3/ during + danh từ -> chỉ thời kỳ hoặc một sự việc xảy ra ở một thời điểm xác định nhưng không biết nó xảy ra bao lâu: during the winter, during my vacation...

Tham khảo:

TỪ VỰNG VỀ NGÀY LỄ HALLOWEEN

Hoc anh van giao tiep hang ngay - Sắp tới là dịp lễ Halloween rồi, chúng ta cùng tìm hiểu một số từ vựng liên quan đến ngày đặc biệt dành cho ma quỷ này nhé ;).



• pumpkin /ˈpʌm(p)kɪn/ – bí ngô
• black cat /blæk kæt/ – mèo đen
• skeleton /’skelitn/ – bộ xương
• spider /’spaidə/ – con nhện
• witch /wɪtʃ/ – mụ phù thủy
• wizard /ˈwɪzəd/ – thầy phù thủy
• ghost /ɡəʊst/ – con ma
• mummy /ˈmʌmi/ – xác ướp
• bat /bat/ – con dơi
• broom /bruːm/ – cái chổi
• wand /wɒnd/ – đũa phép
• vampire /ˈvampʌɪə/ – ma cà rồng
• mask /mɑːsk/ – mặt nạ
• haunted house /ˈhɔːntɪd haus/ – nhà ma
• monster /’mɔnstə/ – quái vật
• scarecrow /’skeəkrou/ – bù nhìn


Đọc thêm:

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

4 cách học nói tiếng Anh hiệu quả

Trong tiếng anh giao tiếp hằng ngàytiếng Anh công sở… điều quan trọng là bạn phải nói được tiếng Anh, đây chính là công cụ giao tiếp trực diện và thường xuyên nhất. Vậy, nói như thế nào cho hiệu quả? tienganhgiaotiepcongviec.com gửi đến bạn 4 bí quyết sau đây.
Luyện nói tiếng Anh cùng bạn bè
Hãy bắt đầu nói những câu ngắn về chủ đề mình quan tâm với tốc độ chậm. Sau mới tăng dần đến mức chỉ cần bạn mình dứt lời là có thể dịch ngay. Bài tập này giúp bạn luyện phản xạ nhanh với cả hai ngôn ngữ.
Hơn nữa, khi nói chúng ta thường có thói quen dịch trong đầu một câu tiếng Việt sang tiếng Anh rồi mới nói ra. Như vậy, tốc độ sẽ rất chậm. Với bài tập này, bạn hình thành sẵnnhững câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng. Khi đó tốc độ nói của bạn sẽ được cải thiện.
Tất nhiên bạn phải thường xuyên luyện tập quy trình “phiên dịch” này thì mới thành công. Bạn có thể thực hành với BBC learning English video. Mỗi video chỉ từ 2-3 phút, có cả phụ đề cho các bạn kiểm tra khả năng của mình.
Mạnh dạn và tự tin khi nói
Đừng nghĩ rằng mình phát âm tiếng Anh không chuẩn như người bản xứ mà sợ không nói ra. Đừng ngần ngại, hãy mạnh dạn. Bạn nghĩ xem, nếu mình không nói, cứ ấp a ấp úng thậm chí im lặng khi người khác hỏi thì làm sao người khác muốn nói chuyện với bạn và làm sao bạn nói lưu loát được?
Bạn nên nhớ rằng “Không có loại tiếng Anh nói nào hoàn hảo”. Cũng không có loại tiếng Anh chính thống hay tiếng Anh ngoại lai. Dù bạn nói tiếng Anh của ngườiViệt, người Singapore, Philippin, Malaysia hay Hồng Kông thì người khác đều có thể hiểu bạn.
Tham khảo các kênh anh văn giao tiếp khác nhau
Nghe các câu chuyện tiếng Anh, học tu vung tieng anh giao tiep,  vừa nghe vừa lặp lại và bắt chước cách phát âm, nhịp điệu của người kể chuyện. Có thể là chuyện cổ tích dành cho trẻ em, chuyện về người nổi tiếng v..v.
Vì người kể chuyện đọc khá chậm nên bạn có thể nói theo. Cố gắng nói theo mà không nhìn Script nhé!
Bạn có thể tham khảo loạt sách anh van can ban “Let’s Enjoy Masterpieces- Happy Readers” của nhà xuất bản First News. Mỗi quyển sách là một câu chuyện về một người nổi tiếng có kèm theo CD, video tieng anh giao tiep cho bạn luyện nghe.
Mình đang luyện tập với cuốn The story of Helen Keller. Rất hiệu quả đấy các bạn!
Mỗi lần mình chỉ nghe một chương 5 phút và lặp lại theo nhịp của người dẫn chuyện, dần dần mình phát âm chuẩn hơn và khả năng đoán từ xuất hiện kế tiếp cũng tăng lên.
Một lựa chọn khác, thú vị hơn. Bạn có thể nghe và hát theo những bài hát dành cho trẻ em như Twinle Twinkle little star. Tương tự như các câu chuyện, tốc độ của những bài hát này cũng khá chậm nên bạn có thể hát theo cùng lúc. Luyện tập với câu chuyện hay bài hát đều giúp giọng nói của bạn truyền cảm và luyến láy hơn.
Kết hợp cả ba cách trên
Hãy soạn bài thuyết trình ngắn từ 1 đến 2 phút về những chủ đề cụ thể, tập nói và ghi âm. Sau đó nghe lại, hỏi ý kiến bạn bè và sửa chữa.
Nên lựa chọn chủ đề tu hoc anh van giao tiep bạn hứng thú vì sẽ giúp thể hiện cảm xúc một cách trọn vẹn. Nghĩa là nói bằng cả trái tim. Đừng cố gắng học thuộc. Bạn có thể dừng lại vài giây, suy nghĩ rồi tiếp tục. Điều này giúp bạn tự tin hơn khi phải nói chuyện trực tiếp với người nước ngoài.
Việc nói tiếng Anh không phải ai một sớm một chiều cũng giỏi ngay được, miễn bạn chắt chiu từng ngày và đầu tư từng chút một, sự cải thiện sẽ xuất hiện và cũng sẽ đến lúc bạn nhận ra trình độ nói tiếng Anh của mình tốt hơn trước rất nhiều!

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Các bước có thể giúp bạn tăng khả năng giao tiếp bằng tiếng anh

Hoc anh van giao tiep hang ngay như thế nào cho hiệu quả? Bạn phải tăng khả năng giao tiếp hàng ngày lên. Dứoi đây là các bước để giúp bạn làm điều đó.



Để phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn và đồng bộ thì hai bên đều cần phải hiểu nhau. Nếu muốn hiểu nhau thì cần phải cùng chung một ngôn ngữ. Dưới đây là các bước giúp bạn có thể tăng khả năng giao tiếp bằng tiếng anh.

Mỗi sáng thức dậy trước khi đi làm bạn hãy cố gắng học thuộc vài từ vựng và hãy dùng những từ bạn vừa học để viết ra thành 1 đoạn văn ngắn hay tối thiểu là 1 câu văn. Điều này sẽ giúp cho bạn nhớ lâu và dễ dàng biết cách vận dụng chúng vào tình huống nào. Khi đến công ty bạn có thể cùng một người bạn nào đó cũng có nhu cầu học anh văn giao tiếp giống bạn hai người sẽ đàm thoại với nhau bằng tiếng anh với những câu đơn giản. Từ từ như vậy bạn sẽ có được 1 vốn từ vựng cần thiết.
Hoc tieng Anh online mien phi cũng là 1 cách hay.

Học tiếng anh thật sự không khó nhưng cần bạn phải kiên nhẫn và chăm chỉ mới có thể thành công. Để có thể nói tiếng anh tốt bạn hãy thực tập nói tiếng anh thường xuyên với đồng ngiệp và cấp trên của bạn, từ từ ban sẽ quen cách phát âm và biết sử dụng từ ngữ đó trong tình huống nào.



Học tiếng anh điều quan trọng là bạn phải tự học, và bạn hãy cố gắng dành thời gian để tham gia 1 khóa học tiếng anh ở các trung tâm hay bạn cũng có thể học từ những người bạn thành thạo về nó, để có được những kiến thức nền tảng vững vàng hơn.

Mỗi ngày bạn hãy thực tập lắng nghe và nói tiếng anh trên báo đài hay trên trang web, nó sẽ giúp bạn tăng kỹ năng nghe nói tiếng anh, hơn nữa bạn có thể học cách phát âm. Bạn cũng cần học các thành ngữ tiếng anh và các câu giao tiếp phổ biến hay cách thành lập cụm từ, cụm động từ.

Bạn nên chuẩn bị thuật ngữ chuyên nghành mà mình chưa biết, những tữ ngữ quan trọng và cần thiết cho công việc của bạn và có thể sử dụng các trang web dịch tiếng anh miễn phí trực tuyến trên mạng như: Google, Babylon để có thể dịch các từ hay cụm từ khóa.

CLB tiếng Anh sẽ giúp bạn nâng cao khả năng nói tiếng Anh một cách đáng kể

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp tiếng Anh


Học tiếng Anh giao tiếp - ngôn ngữ cơ thể giúp chúng ta diễn đạt tốt hơn điều mình muốn nói về cả số lượng lẫn chất lượng. Bởi bạn chưa nói tiếng Anh trôi chảy hay đúng ngữ pháp và câu cú nên lúc này ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn truyền tải cảm xúc…


Khi nói chuyện, chúng ta không chỉ sử dụng ngôn từ. Chúng ta dùng cử chỉ trên khuôn mặt, tay chân khua khoắng để diễn tả và giao tiếp với mọi người xung quanh. Ngôn ngữ cơ thể (body language hay non-verbal communication) không chỉ bao gồm cách chúng ta sử dụng cơ thể mà còn là cử chỉ của tay, biểu hiện trên khuôn mặt như ánh mắt (eye contact) hay cách chúng ta thay đổi giọng điệu. Các nhà tâm lý học ước tính có khoảng 60 – 80% sự giao tiếp của chúng ta là giao tiếp cơ thể. Chúng ta thể hiện cảm xúc, thái độ, tâm trạng, niềm hy vọng và ước mong qua ngôn ngữ cơ thể tốt hơn khi đơn thuần chỉ dùng lời nói. Khi bat dau hoc tieng anh, kể cả khi hoc tieng anh cap toc, bạn cũng nên chú ý tới điều này.

Người đối diện đánh giá bạn qua cử chỉ nhiều hơn qua lời nói

Khi học tiếng Anh giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể giúp chúng ta diễn đạt tốt hơn điều mình muốn nói về cả số lượng lẫn chất lượng. Bởi bạn chưa nói tiếng Anh trôi chảy hay đúng ngữ pháp và câu cú nên lúc này ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn truyền tải cảm xúc, ý tưởng đến người nghe một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: nếu một người nói những điều mang tính tích cực mà nhìn mặt anh ta không có chút cảm xúc phấn khởi nào thì liệu chúng ta có tin nổi không? Trong trường hợp này và phần lớn các tình huống tương tự, chúng ta tin vào sự biểu hiện của thân thể hơn. Và vì vậy, thông điệp của người nói sẽ không thể truyền đi hay được người nghe tiếp nhận. Cho nên, nếu bạn muốn thành công trong các cuộc giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, khi học Anh van giao tiep cap toc, , bạn thực sự cần biết cách kết hợp ngôn từ với cơ thể bạn.

Một số lời khuyên cho bạn

Điều đầu tiên và quan trọng là hãy thư giãn và tự nhiên. Gồng mình lên với cơ thể bạn sẽ khiến bạn trông kỳ quặc. Bạn nên để cơ thể bạn tự nhiên hòa vào với lời nói của bản thân. Nếu bạn nói điều gì mang tính tích cực, khuôn mặt, cử chỉ, ánh mắt của bạn hãy thể hiện sự vui vẻ. Bạn nghĩ về điều gì hãy cân nhắc xem nên mình sẽ thể hiện cơ thể mình thế nào cho hợp với thông điệp đó, như vậy sự tự nhiên sẽ đến với bạn.

  • Nụ cười nhẹ nhàng và tinh tế cho đối phương thấy sự bình tĩnh và kiểm soát tốt suy nghĩ của bạn
  • Đặc biệt chú ý đến cử chỉ bàn tay bạn. Bằng việc dùng tay, bạn có thể nhấn mạnh những ý chính, nhắc nhở lại người nghe chú ý xem có bao nhiêu thông điệp quan trọng và thông báo cho người nghe biết khi nào bạn thay đổi chủ đề. Hãy thử tìm hiểu vài ví dụ nhé:
  • Một sự vung tay dứt khoát hay mở rộng 2 tay thể hiện điều gì đó rất quan trọng và to lớn.
  • Vỗ tay vào nhau hay nắm tay vào như một quả bóng hay nắm đấm chuẩn bị oánh ai đó nhưng là đấm xuống mặt bàn sẽ giúp bạn thể hiện cảm xúc gì đó mãnh liệt.
  • Đứng dậy bắt tay người mới đến và mở lòng bàn tay kia ngửa lên và hướng bàn tay này vào một chiếc ghế cạnh chỗ bạn đang ngồi là cách thể hiện sự chào đón nồng nhiệt khi muốn mời ai đó ngồi cạnh bạn.
Tất nhiên, chúng ta có thể dùng ngón tay để đếm những luận điểm nhưng hãy cẩn thận trong một số trường hợp, ví dụ một số quốc gia như Pháp, Trung Quốc thường không thích đếm như vậy. Đừng tưởng ai trên Thế giới cũng hiểu những cử chỉ thông thường đó, nên nếu thấy có biểu hiện khác thường từ người nghe, bạn hãy giải thích lại và chắc chắn rằng họ nắm bắt được ý bạn để tránh hiểu nhầm.

Cử chỉ trên khuôn mặt là cách thông dung để bạn giao tiep tieng anh. Khi nói, tốt nhất nên mỉm cười với người nghe thật nhiều, đặc biệt là khi họ có những phản hồi thú vị. Bạn hãy gật đầu lên gật đầu xuống để thể hiện sự quan tâm, hứng thú với những gì người đối diện đang nói. Thỉnh thoảng bạn có thể thêm vào vài âm thanh “uh huh” hay “mmmm” để cho đối phương biết bạn đang lắng nghe.


Ánh mắt có thể giúp bạn cuốn hút người đối diện ngay cả khi bạn chưa nói gì

Tiếng anh giao tiếp hàng ngày - Trên hết thảy, hãy dùng ánh mắt (eye contact) trong khi giao tiếp. Đôi lúc, bạn nên di chuyển đôi mắt khi trong lúc nói chuyện bằng tiếng anh. Còn nếu bạn là người nghe, hãy tập trung ánh mắt của bạn vào người nói, điểm tốt nhất là nhìn vào sống mũi của người đối thoại với bạn, cho thấy bạn chú ý vào họ nhưng cũng không quá soi xét kiểu nhìn chằm chằm vào mắt.
Nếu đang đứng nói chuyện với ai đó, hãy chắc chắn bạn không đứng quá gần cũng không quá xa người kia. Đứng ở vị trí khiến bạn cảm thấy thoải mái cho cả hai. Tránh khoanh tay trước ngực khi nói, nó như một hành động thể hiện bạn đang cảm thấy không an toàn và muốn bảo vệ bản thân, sẽ đánh giá bạn không được thân thiện cho lắm.

Bên cạnh tất cả những hành động của bạn kể trên là giọng nói đi kèm. Giọng bạn cao hay thấp, mạnh hay yếu sẽ thể hiện cảm xúc, thái độ trong giao tiếp của bạn. Một giọng nói mạnh mẽ cho thấy bạn tự tin trong khi giọng nhỏ chứng tỏ bạn đang muốn gửi đi một thông điệp bí mật không muốn mọi người xung quanh nghe thấy. Một giọng cao, thậm chí như tiếng hét cho thấy bạn sợ hãi hoặc phấn khích trọng khi một giọng trầm, thấp thể hiện bạn đang mệt mỏi hoặc kém hứng thú.
Qua những tổng kết trên, có thể thấy ngôn ngữ cơ thể là điều không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày đặc biệt là khi giao tiếp tiếng anh với người bản ngữ, giúp bạn biểu đạt tốt hơn cảm xúc, ý tưởng của bản thân.

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Đọc báo cũng là một cách học tiếng Anh

Học tiếng Anh giao tiếp bằng cách đọc báo sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn về từ vựng và ngữ pháp đó. Cùng tìm hiểu xem nhé!
o-READING-NEWSPAPER-facebook

Việc củng cố, trau dồi thêm tiếng anh qua phim ảnh, báo mạng là 1 cách học tự nhiên và vô cùng hữu ích. Các bạn có thể xem thoải mái, đọc tự do những gì mình thích, ko gò bó, ép buộc : báo chí, phim điện ảnh, hoạt hình, talkshow, gameshow…..miễn là liên quan đến tiếng anh. Một các rất tốt để tu hoc Anh van giao tiep.
Trước hết,  việc đọc hiểu các tờ báo mạng tiếng anh như CNN, New York Time… ko hề là 1 việc dễ dàng, kể các với những người giỏi tiếng anh, 7.0,8.0 IELTS hay kể cả GV Tiếng anh. Vì sao ư ? Văn phong báo chí chính thống như CNN, NYT,BBC…cực kì đa dạng, từ vựng học thuật chuyên ngành khá nhiều, câu cú , cấu trúc câu phá cách…Nếu ko nắm cực rõ ngữ pháp và ko có vốn từ vựng tốt thì sẽ rất nản, như cưỡi ngựa xem hoa và cực nản.

Vậy thì những người tiếng anh tốt rồi mới đọc đc báo ư? Không. Bất kì ai, bất kì trình độ nào cũng có thể đọc báo được nhưng với người trình độ tốt hơn thì họ tiếp thu nhanh hơn thôi, mình kém thì phải biết cách chọn báo để đọc. Do chúng ta có vốn tiếng anh ở mức độ hạn chế nên việc đọc báo và thói quen đọc báo là chưa có. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu.

Tuy nhiên, cái gì ban đầu cũng khó khăn nhưng hãy cố gắng các bạn nhé. Mình ko quá cầu toàn trong tiếng anh, củng cố trau dồi hàng ngày và khi đạt đến mức đủ thì sẽ giỏi thôi.
Hiện nay hầu như bạn nào cũng có smartphone cả. Thay vì lướt những tờ báo tiếng Việt , các  bạn hãy lướt ra các tờ báo Tiếng anh nào.
2 tờ báo mạng dành cho các e trình độ hạn chế để Hoc giao tiep tieng Anh là:

Đây là các tờ báo Việt nam nổi tiếng VN: dantri – vietnamnet nhưng với version tiếng anh. Đặc điểm là mỗi bài khá ngắn, và mục đích là cho việt kiều sinh sống nước ngoài đọc nên văn phong cực đơn giản, ko cầu kì.Câu cú chuẩn mực,từ vựng mức độ vừa phải. Do đó rất phù hợp với các bạn trình độ hạn chế để trau dồi thêm khả năng đọc hiểu và từ vựng tiếng anh. Ngoài ra còn có các mục như Government, Business, Society Art, Entertainment, Travel, Education, Science, Environment Sports rất đa dạng, các bạn tìm 1 cái mà mình thích để đọc nhé.


Tham khảo:

Bí kíp luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

Học Anh văn giao tiếp là một quá trình cần sự luyện tập bền bỉ, đặc biệt nếu bạn muốn tăng khả năng nghe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn luyện nghe tiếng Anh hiệu quả hơn.

bec_listen1 (2014_06_02 13_42_39 UTC)

A. Nghe thụ động:

1. – ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu:
Hãy nghe! Đừng hiểu.
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.
Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng,Tự học tiếng Anh  rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).
Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết – ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch. hoc giao tiep tieng anh hàng ngày cùng vời Tiếng Anh doanh nghiệp để tích lũy nhiều kinh nghiệm học tiếng Anh.
Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối ‘tắm ngôn ngữ’ đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt.
Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục ‘tắm ngôn ngữ’ Việt cho đến 4, 5 năm nữa!

2 – Nghe với hình ảnh động.
Nếu có giờ hãy luyện nghe tiếng Anh  bằng cách xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronunciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh – thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói.   tu hoc anh van giao tiep Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thứ hai để tắm ngôn ngữ.

B. Nghe chủ động.

1. Bản tin special english:

– Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.
Ky-nang-lang-nghe-trong-nghe-thuat-giao-tiep-dinh-cao (2015_06_22 10_56_24 UTC)

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là ‘stay tuned’, nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)

2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’

– Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.
Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

3. Một số bài Audio:

Nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là ‘tôm-b(ơ), bơri’ – sau này nghe chữ ‘tum, beri’ tôi chẳng hiểu gì cả – dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)
school-girl-listening-center-floor (2014_06_02 13_42_39 UTC)

4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.

Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).
Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.
Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.
Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.
Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.
Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.

Làm thế nào để học từ vựng hiệu quả

[Học tiếng Anh giao tiếp] – Hôm nay, chúng ta cùng hãy cùng nhau chia sẻ cách để ghi nhớ giới từ, cũng như các common expressions có giới từ rất ư là khoai và khó nhằn nhé. Các bạn có bao giờ học đi học lại 1 vài cụm từ nhưng rồi “chúng nó” vẫn tuột ra khỏi đầu không nhỉ? Nếu câu trả lời là có, thì chúng mình thử cùng nhau sáng tạo ra những mẹo học hay và a little crazy xem sao.
college-student-studying-clipart-good-student-clipart-196
Có một mẹo tu hoc Anh van giao tiep này khá hay các bạn thử áp dụng nhé. Nôm na tạm gọi nó là phương pháp việt hóa Tiếng Anh nha, ai cũng thực hành được chỉ cần khả năng đặt câu và “chém gió” ổn thôi.
 B1: Đầu tiên các em hãy liệt kê các từ mà theo sau nó là cùng một giới từ.
 B2: Sau khi đã có danh sách các từ cần ghi nhớ, các em đặt câu với chúng( bằng Tiếng Việt) rồi sắp xếp thành một câu chuyện ngắn hợp lí,có tình tiết sao cho dễ nhớ.
 B3: Cuối cùng là đặt nhan đề cho câu chuyện, các em hãy khéo léo đưa giới từ đó vào nhan đề sao cho hợp với nội dung của câu chuyện và không gượng ép.
Thế là công đoạn Việt hóa Tiếng Anh đã hoàn tất, các bạn có thể ghi đoạn văn đó vào sổ tay mang theo bên người, khi nào rảng rổi thì lấy ra ôn lại. Nhưng chắc chắn rằng chỉ cần đọc đoạn văn đó 3, 4 lần là các bạn sẽ nhớ ngay thôi mà. Học Tiếng anh giao tiếp hằng ngày thật dễ phải không.

english (1)
Nói lý thuyết suông nhiều rồi cô đưa ví dụ cụ thể để các bạn hình dung này:
Giới từ OF đi với các từ như: aware of (nhận thức); capable of (khả năng); sick of (chán nản); independent of (độc lập); guily of (phạm tội về); ashamed of (xấu hổ về); jealous of (ghen tỵ với); quick of ( nhanh chóng về); confident of (tin tưởng); fond of (thích); full of (đầy); doubtful of (nghi ngờ); afraid of (lo sợ); joyful of (vui mừng); hopeful of (hi vọng); proud of (tự hào)
 Và câu chuyện của chúng mình có thể là:
 KHẢ NĂNG CỦA ẾCH ỘP 
(từ ộp khiến ta liên tưởng đến giới từ of)
Tôi tự nhận thức được khả năng của mình nên xấu hổ và chán nản. Tôi mau chóng lo sợ và ghen tị với bạn bè. Nhưng có một người bạn luôn đầy tin tưởng và hi vọng vào tôi. Tôi rất vui mừng và bắt đầu hành động độc lập để hướng đến những gì tôi thích mà trước đây tôi chưa từng làm. Rồi tôi tự hào nhận ra rằng nghi ngờvề khả năng của mình cũng là có tôi.
Hi vọng chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn khi Hoc giao tiep tieng Anh.



Tham khảo:

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Một số cách thông dụng để trả lời điện thoại bằng tiếng Anh

Một số cách thông dụng để trả lời điện thoại bằng tiếng Anh. Cùng học nhé!



Answering the phone:

- Good afternoon, this is ABC center. May I help you?

- You’ve reached Simpsons Office Supplies. May I help you?

Offering:

- Let me check and see if there’s anything I can do.

- Please hold while I check this information.

- Could he/she call you back?

Taking a message:

- Would you like to leave a message?

- Can I take a message for him/ her?

Taking a number:

- Could I have you name and number, please?
- Could you give me your name and number please?

Từ vựng về một số bệnh thông thường

tu hoc Anh van giao tiep - Cùng học một số từ vựng về bệnh thông thường để diễn tả khi ta không được khỏe trong người nhé!






1. fever /ˈfiː.vəʳ/ - sốt cao

2. cold /kəʊld/ - chill /tʃɪl/ - cảm lạnh

3. insect bite /ˈɪn.sekt baɪt/ - côn trùng đốt

5. headache /ˈhed.eɪk/ - đau đầu

6. stomach ache /ˈstʌmək-eɪk/ - đau dạ dày

7. backache /ˈbæk.eɪk/ - đau lưng

8. toothache /ˈtuːθ.eɪk/ - đau răng

9. high blood pressure /haɪ blʌd ˈpreʃ.əʳ/ - cao huyết áp


10. sore throat /sɔːʳ θrəʊt/ - viêm họng

11. sprain /spreɪn/ - sự bong gân

12. infection /ɪnˈfek.ʃən/ - nhiễm trùng

13. broken bone /ˈbrəʊ.kən bəʊn/ - gãy xương

14. bruise /bruːz/ - vết thâm tím

15. burn /bɜːn/ - bị bỏng

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Một vài cụm diễn đạt "sth and sth"

Hoc tieng Anh tu dau Tặng các bạn một vài cụm diễn đạt cố định theo lối ‘sth and sth’. Khi đã biết những cụm này rồi thì hãy cứ dùng nó đừng biến tấu hay đảo vị trí nhé.


peace and quietsự tự do khỏi sự ồn ào và quấy rầy
Ex: He sent his children to the park so that he could have some peace and quiet.
Ông ta chở con cái ra công viên để ông ta có một chút sự im lặng.

life and times: câu chuyện của cuộc đời một người nào đó, đặc biệt theo nghĩa xã hội.
Ex: I’m reading a book about the life and times of Winston Churchill. It’s fascinating.
Tôi đang đọc cuốn sách về cuộc đời và hoạt động của Winston Churchill. Nó thật hấp dẫn.

law and ordersự duy trì của một xã hội tốt bởi vì mọi người tuân theo luật và tội phạm bị bắt và trị tội.
Ex: After the war there was a serious breakdown in law and order. It has taken a long time for the police to gain control of the situation.
Sau cuộc chiến tranh có một sự suy sụp nghiêm trọng về luật pháp. Nó đã mất nhiều thời gian để cảnh sát kiểm tra đất nước.

fish and chipslà thức ăn mang về truyền thống và phổ biến tại Anh quốc
Ex: I can’t be bothered to cook, I’ll go and get some fish and chips.
Tôi không muốn nấu ăn, tôi sẽ đi và mua cá và khoai tây chiên.

salt and vinegarnhững sốt hoặc mùi vị mà thường ăn với khoai tây chiên
Ex: Do you want salt and vinegar on your chips?
Anh cần gia vị gì ăn với khoai tây chiên không?


pros and cons: những lợi và bất lợi của việc gì đó; những việc cần và chống lại việc gì đó
Ex: What are the pros and cons of capital punishment?
Những lợi và bất lợi của hình phạt tử hình?

odds and sods: sự tập hợp của những việc nhỏ và không quan trọng. Odds and ends có cùng nghĩa.

Eg: I’ve done all the important building work; I’ve just got the odds and sods left, you know, like fitting the door handles.
Tôi đã hoàn thành tất cả công việc xây dựng quan trọng; tôi chỉ còn lại những việc nhỏ, như lắp những tay nắm.

hustle and bustle:
nhiều hoạt động và tiếng ồn
Eg: I love the hustle and bustle of city life. I’d get bored in the countryside.
Tôi thích cuộc sống ồn ào của thành phố. Tôi cảm thấy buồn chán tại vùng ngoại ô.

rest and relaxation: thời gian không hoạt động, ví dụ khi đi nghỉ
Eg: The doctor said I need some rest and relaxation; I’ve been working too hard.
Bác sỉ nói rằng tôi cần nghỉ ngơi; tôi đã làm việc quá sức.



trials and tribulations: những thử thách khó khăn mà chúng ta đối mặt trong cuộc sống.
Eg: Remember, while marriage is a wonderful thing, it also has its own trials and tribulations, which you both have to survive.

- ups and downs: những khoảng thời gian tốt xấu, thăng trầm
Eg: The ups and downs of life are similar all over the world, but people react differently to them.
Thời gian tốt và xấu trong cuộc sống đều giống nhau trên cả thế giới, nhưng con người phản ứng một cách khác nhau với chúng.

ins and outsnhững chi tiết và điểm của việc gì đó
Eg: I don’t know all the ins and outs, but it seems the Prime Minister has made a serious mistake.
Tôi không biết rõ chi tiết, nhưng nó có vẻ là Thủ tướng đã phạm một sai lầm nghiêm trọng.

down and outmột người không nhà và thất nghiệp. Đây cũng được sử dụng như một tính từ.
Eg: Did you see the poor down and out sleeping in the park? Should we tell the police about him?

Anh có thấy người vô gia cư ngủ trong công viên không? Chúng ta có nên báo cảnh sát không?
ifs and butsnhững lý do mà người nào đó không muốn làm việc gì đó; sự chống đối của họ 

Eg: Whenever we try to change the work routines, the workers have so many ifs and buts that we never manage to change anything.

Khi nào chúng tôi cố gắng thay đổi lề thói làm việc, những nhân viên có nhiều lý do đến nỗi chúng tôi không thể thay đổi bất kỳ điều gì.


Đọc thêm: