Nguyên nhân đầu tiên là do bạn chưa được hướng dẫn bài bản và thiếu định hướng khi học. Bạn không biết cái nào quan trọng, học cái gì trước, cái gì sau, phân phối bài học như thế nào. Bạn thường bắt đầu với một bài học bất kỳ nào đó: từ vựng, hoặc ngữ pháp, hoặc phát âm, hoặc nghe, nói … hoặc quá nhiều thứ và bạn không biết bắt đầu thế nào. Bạn chỉ tìm hiểu về một vài khía cạnh của tiếng Anh chứ chưa biết học thế nào để sử dụng được tiếng Anh.
Xem them:
Nghĩ tiếng Anh rất khó. Mỗi khi học tiếng Anh ở bất cứ nơi đâu, thay vì cởi mở bản thân để cho tiếng Anh đi vào, họ sẽ luôn tìm kiếm những bằng chứng để chứng minh rằng học tiếng Anh là rất khó như: học từ mới khó nhớ và hay quên; hay nghe tiếng Anh là một cơn ác mộng khi mà người ta nói quá nhanh, dùng nhiều từ phức tạp và thành ngữ rối rắm; hay học ngữ pháp rất nhiều nhưng không thể nắm chắc được ngữ pháp tiếng Anh...
Học phải đi với hành. Chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi vì sao lại có nhiều người cho rằng học tiếng Anh rất chán, vì đơn giản bạn chưa biết được lợi ích của nó. Bạn đi học, ngồi nhà nghiền ngẫm nhưng cuối cùng lại…cũng chỉ để biết. Tức là bạn thiếu sự thực hành nên không biết học tiếng Anh có nghĩa lý gì ? Sau này khi bạn đi nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều khách du lịch ngoại quốc hay làm việc với đối tác nước ngoài, bạn mới thấy "công dụng" của tiếng Anh.
Học vì điểm hay nói cách khác là học theo kiểu ép buộc. Bạn muốn cày ngày cày đêm để đạt được điểm số thật cao. Hay như những sinh viên, cả năm học chẳng "đoái hoài" gì đến nó, đến khi còn 2 tháng cuối cùng lại vùi đầu vào học, như thế bạn có cố gắng đến mấy cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Cách học theo kiểu ép buộc như vậy chẳng có nghĩa lí gì cả, đặc thù của môn ngoại ngữ rất khác, nên nếu không có sự đầu tư khoa học thì công sức của bạn cũng chỉ đổ xuống sông xuống bể mà thôi. Thế mới có câu chuyện học tiếng Anh ngần ấy năm nhưng chẳng "bập bẹ" được câu tiếng Anh nào khi gặp người ngoại quốc.
Tính kiên trì không cao. Học tiếng Anh cần phải có một thời gian nhất định mới có thể thấy được kiến thức bạn tăng lên. Vì vậy, nếu bạn mới bắt đầu học thì đừng quá hấp tốc học vội vàng, nhồi nhét kiến thức và nghĩ rằng sẽ có thể giỏi trong thời gian ngắn mà bạn cần để cho mình thời gian làm quen với tiếng Anh và tiếp thu kiến thức tốt nhất. Thời gian đầu thường sẽ dễ khó khăn bạn nản bước này thì bạn rất khó chinh phục tiếng Anh cho mình.
Nghĩ rằng học nhiều từ vựng sẽ giúp mình nói tiếng Anh tốt, Học từ vựng theo các chép từ ra giấy theo từng từ riêng lẻ, không tra các từ vựng phái sinh ra từ từ mới mà họ đã tra cứu. Trong khi vốn dĩ từ vựng trong tiếng Anh thường có một họ từ phái sinh; một từ là động từ thì có thể thêm đuôi vào để thành danh từ, hay tính từ… và ngược lại một từ là tính từ thì có thể thêm đuôi hoặc biến đối đuôi để trở thành động từ hay danh từ… và việc tạo từ mới theo cách đó gọi là từ phái sinh, và lại càng không thèm viết ra những cụm từ có từ mới mà họ tra cứu trong bối cảnh cụ thể nào đó. Vì đơn giản là có quá nhiều từ và nhiều nghĩa của một từ đó được liệt kê ra trong từ điển…
Không xác định mục tiêu rõ ràng và không định lượng cụ thể để học. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người học tiếng Anh không bao giờ đến đích. Mục tiêu không rõ ràng có nghĩa là người học nhầm lẫn giữa mục tiêu và mục đích. Mục đích học là để trở nên thành thạo với tiếng Anh, nhưng mục tiêu là thành thạo ở mức độ cụ thể nào: ví dụ đạt 7.5 trong bài thi IELTS, hay nắm vững toàn bộ 99 mô hình câu tiếng Anh và 3.500 từ vựng để đạt trên 900 điểm trong bài thi TOEIC và giao tiếp hoàn toàn độc lập, thành thạo trong môi trường thương mại quốc tế? Phần lớn người học tiếng Anh không đặt mục tiêu bằng con số cho mình, và vì vậy họ không xác định được khối lượng kiến thức cần học và số giờ rèn kỹ năng cần phải đầu tư.
Tiếng Anh không khó, tiếng Anh rất đẹp hãy biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 của bạn, Chinh phục tiếng Anh bằng tình yêu của bạn và khi học tiếng Anh đừng mắc những lỗi trên đây nha.!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét