Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Một số câu giao tiếp thông dụng trong nhà hàng


Để có thể sử dụng tiếng Anh tốt nói chung, tieng anh giao tiep trong nha hang nói riêng người học tiếng Anh cần trau dồi đủ 4 kĩ năng. Để giao tiếp tiếng Anh thành thục, chúng ta cần bỏ thời gian để trau dồi khả năng nói tiếng Anh, luyện tập trong nhiều tình huống khác nhau như: trao đổi công việc trực tiếp, qua điện thoại, phỏng vấn, buổi họp ... để nâng cao vốn từ vựng, diễn đạt sao cho tự nhiên và chính xác nhất. 

Sau đây mình xin chia sẻ những câu thông dụng trong các bối cảnh tại nhà hàng dành cho các bạn đang luyện thi Toeic nói riêng và các bạn học nghe tiếng Anh nói chung. 


Could I see the menu, please? Cho tôi xem thực đơn được không?

Can I get you any drinks? Quý khách có muốn uống gì không ạ?

Are you ready to order? Quý khách đã muốn gọi món chưa?

Do you have any specials? Nhà hàng có món đặc biệt không?


What’s the soup of the day?  Món súp của hôm nay là súp gì?

What do you recommend? Anh/chị gợi ý món nào?

What’s this dish? Món này là món gì?


I’m on a diet: Tôi đang ăn kiêng

I’m allergic to …: Tôi bị dị ứng với …

I’m severely allergic to …: Tôi bị dị ứng nặng với …


I’m a vegetarian: Tôi ăn chay

I’ll have the …: Tôi chọn món …

I don’t eat …: Tôi không ăn…


I’m sorry, we’re out of that: Xin lỗi, nhà hàng chúng tôi hết món đó rồi

For my starter I’ll have the soup, and for my main course the steak: Súp cho món khai vị, và bít tết cho món chính


How would you like your steak?: Quý khách muốn món bít tết thế nào?

Rare: Tái

Medium rare: Chín tái

Medium: Chín vừa

Well done: Chín kỹ

Is that all? Còn gì không ạ?

Nothing else, thank you: Thế thôi, cảm ơn


How long will it take?:Sẽ mất bao lâu?

It’ll take about… minutes: Khoảng … phút

Enjoy your meal!:Chúc quý khách ăn ngon miệng!


Would you like to taste the wine?:Quý khách có muốn thử rượu không ạ?

A jug of tap water: Một bình nước máy

Another bottle of wine: Một chai rược khác


Some more bread: Thêm ít bánh mì nữa

Still or sparkling: Nước có ga hay không có ga?


Would you like any coffee or dessert?:Quý khách có muốn gọi cà phê hay đồ tráng miệng không?

The bill, please : Cho xin hóa đơn

Could we have the bill, please? : Mang cho chúng tôi hóa đơn được không


Can I pay by card? Tôi có thể trả bằng thẻ không?

Do you take credit card? Nhà hàng có nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng không?


Is service included? Đã bao gồm phí dịch vụ chưa?

Can we pay separately?:Chúng tôi trả tiền riêng được không?

I’ll get this: Để tôi trả

Let’s split it = Let’s share the bill: Chúng ta chia nhau trả đi

Cùng nhau luyện tập những câu giao tiep tieng anh trong nha hang ở trên để lúc đi khách sạn, nhà hàng sẽ sử dụng thành thạo nhé các bạn.


Vốn Từ Vựng Tài Chính Ngân Hàng


Các bạn ơi hôm nay mình sẽ tích lũy vốn từ vựng cơ bản về chủ đề ngân hàng trong quá trình chúng ta luyện thi TOEIC nhé. Chúc các bạn học tiếng Anh giao tiếp thành công.

Short-term savings account: tài khoản tiết kiệm ngắn hạn
Transfer money: chuyển tiền
Loan application form: đơn xin vay tiền


Open an account: mở một tài khoản
Proof of residency: giấy tờ chứng minh nơi cự ngụ
Sign on the line: ký tên trên dòng kẻ sẵn


The ATM is out of order: máy ATM tạm thời ngưng hoạt động
Wire money: chuyển khoản
Get a check book within a week: nhận được sổ chi phiếu trong vòng 1 tuần
Account number: số tài khoản


Mailing address: địa chỉ thư tín
Bank statement: bản báo cáo của ngân hàng
Transaction slip: giấy giao dịch


Check the balance: kiểm tra số dư
Cash a check: đổi séc lấy tiền mặt
Foreign currency: ngoại tệ


CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT NHÉ!


Một số từ đa nghĩa hay gặp khi luyện thi toeic


Trong khi học tiếng Anh nói chung và luyện thi TOEIC nói riêng, chắc hẳn các bạn đều gặp một số từ ngữ "quen" nhưng nếu dịch theo nghĩa thông dụng thì không hoàn toàn chính xác. Đây chính là hiện tượng đa nghĩa của từ. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu một số từ ngữ khá hay gặp trong các bài thi Toeic cho các bạn đang ôn luyện thi TOEIC nhé!



- Trong từ “Company” thì ai cũng biết đó là “công ty”. Nhưng xem phim thấy 2 người trong xe hơi nhìn vào gương chiếu hậu rồi nói “We’re got company” thì bạn sẽ hiểu như thế nào? Ở đây “company” nghĩa là “cái đuôi” - Chúng ta có cái đuôi bám theo. Một nghĩa khác của “company” là “bạn bè”.Ví dụ: “We’re are judged by the company we keep” – “Người ta sẽ xét đoán bạn qua bạn bè mà bạn đang giao du”. Thế mới có cách chơi chữ độc đáo với từ “company”.

- “Good” từ này đơn giản ai cũng biết. Nhưng gặp câu sau thì phải dè chừng “I’m moving to Europe for good”. Vì “for good” là thành ngữ “mãi mãi, đi luôn”. Hay từ “good” trong câu sau chỉ tương đương như “very”: “I’ll do it when I’m good and ready”. Cụm từ “as good as” tưởng đâu là so sánh bằng, nhưng thật ra chúng mang nghĩa “gần như, hầu như” trong câu sau: “The US$2,000 motorbike is as good as new”.

- "Rather” và “fairly” đều dịch là “khá” nhưng ý nghĩa lại rất khác nhau.“We’re having rather cold weather for October” – “Tháng mười mà thời tiết như thế này thì hơi lạnh”, “rather” mang ý nghĩa chê, thất vọng.Trong khi đó “fairly” mang ý nghĩa khen: Oh, it’s fairly easy” – “Ồ, bài tập này khá dễ”. Sẽ khác với câu “Oh, it’s rather easy” – “Ồ, bài tập này xoàng quá”.

- “Continuous” và “continual” đều có nghĩa là “liêntục”. Nhưng “continual loss of power during the storm” có nghĩa là mất điện liên tục suốt trận bão (có điện rồi lại mất điện), còn “continuous loss of power during the storm” lại là mất điện hẳn suốt trận bão.

- “Housewife” và “homemaker”: “Housewife” nghĩa là người nội trợ theo nghĩa người Anh. Nhưng người Mỹ rất ghét từ này, họ cho rằng nó hạ thấp vai trò phụ nữ. Họ thích từ “homemaker” hơn.

- Nhất là các cụm từ trong tiếng anh. Ngay cả những loại từ thương mại như “trade” có nghĩa là buôn bán, trao đổi, nghề nghiệp. Nhưng khi dùng với các từ “down, up, in, on” lại có những hàm ý khác nhau.

Ví dụ: bạn có một chiếc xe hơi, bạn đổi lấy một chiếc mới hơn, tốt hơn và bù thêm một khoản tiền thì dùng “trade up”, đổi xe cũ hơn và nhận một khoản tiền bù thì dùng “trade down”. “Trade in” mang ý nghĩa chung, đổi hàng này lấy hàng khác. Còn “trade on” thì mang ý nghĩa xấu “lợi dụng” như “Children of celebrities who trade on their family names”.


CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT NHÉ!

Những cụm từ kinh điển trong bài thi TOEIC



Các bạn ơi hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau điểm lại những cụm từ kinh điển của bài thi TOEIC nhé. Đây cũng là 1 mẹo khi chúng ta luyện thi TOEIC đó!


1. Prior to (=before)
Ví dụ: Ở phần 4 đề thi TOEIC, tình huống thông báo ở sân bay/ ga tàu rất hay có câu “ Please arrive at the airport 2 hours prior to your flight departure” (Hãy đến sân bay sớm 2 tiếng trước giờ khởi hành!)

2. In favour/favor of (tán thành, ủng hộ)
Ví dụ: The majority was in favor of the new proposal.

3. In charge of (chịu trách nhiệm)
Ví dụ: Mr. Phillip Vargas is in charge of the Sales Department.

4. On account of (=because of)
Ví dụ: The game was delayed on account of the rain.

5. By means of (bằng cách)
Ví dụ: She tried to explain by means of sign language.

6. Be at stake (be in danger- gặp nguy hiểm)
Ví dụ: Thousands of people will be at stake if emergency aid does not arrive soon.

7. Be concerned about (lo lắng về vấn đề gì)
Ví dụ: I’m a bit concerned about the limited time for this project.

8. Take something into consideration (quan tâm, chú trọng đến cái gì)
Ví dụ: When choosing a supplier, we should take price into consideration.

9. Demand for (nhu cầu cho sản phẩm gì)
Ví dụ: There’s no demand for that product nowadays.

10. Take advantage of something (tận dụng/lợi dụng cái gì)
Ví dụ: You shouldn’t take advantage of his generosity.




CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Cẩn thận phát âm những từ sau đây

- Schedule: Hầu hết những người học tiếng Anh thiếu cẩn thận đều đọc từ này thành ['skedju:l] Tuy nhiên, nếu như tra từ điển, từ những từ điển thủ công nhất đến đại từ điển Oxford thì bạn sẽ thấy danh từ này chỉ có 2 cách đọc: ['∫edju:l] hoặc ['skedʒul].
Build: Bạn vẫn đọc động từ này là [bjuld] phải không? Nếu tra từ điển bạn sẽ phải ngạc nhiên vì thực ra từ này có phiên âm là [bild], tức âm [i] chứ không phải âm [ju:] như nhiều người vẫn nghĩ. Sở dĩ phát âm sai là do âm /i/ ngắn (tức đọc lướt, không bành miệng sang 2 bên như âm /i:/) dễ bị nghe nhầm thành âm /ju:/ đặc biệt là trong những từ có chứa cả 2 chữ cái “u” và “i”.

Purpose (mục đích): danh từ này có phiên âm là ['pə:pəs], không phải là ['pə:pouz] như nhiều người vẫn phát âm. Lí do của sự nhầm lẫn này là do người học mặc định những từ có đuôi “-ose” đều có cách phát âm là /ouz/, ví dụ suppose [sə'pouz], propose [prə'pouz], dispose [dis'pouz] v.v. nhưng thực ra hoàn toàn không phải và chúng ta vẫn có những ngoại lệ.
Heritage có cách phát âm là ['heritidʒ], với âm cuối cần được phát âm là /idʒ/ chứ không phải /eidʒ/ như nhiều bạn vẫn làm. Nguyên nhân là do nhiều người học tiếng Anh bê nguyên cách đọc của danh từ “age” (tuổi, đọc là /eidʒ/) vào từ “heritage” này.
Các bạn cần lưu ý rằng khái quát hóa (generalize) là một điều tối kị khi học tiếng Anh. Tương tự, nhiều bạn cũng khái quát hóa rằng tất cả những từ có đuôi “-tion” đều được phát âm là /∫n/, ví dụinformation, organization, creation v..v.. nhưng question vẫn là một ngoại lệ – ['kwest∫ən]
General: Hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng từ này bị đọc sai ở chỗ nào phải không? Câu trả lời nằm ở phụ âm đầu tiên g /’dʒ/ mà nhiều bạn vẫn đọc nhầm thành /ʒ/. Toàn bộ phiên âm của từ này phải là ['dʒenərəl] chứ không phải ['ʒenərəl]. Các bạn lưu ý nhé.
Audition – một từ khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay – cũng là một ví dụ tiêu biểu của việc phát âm sai. Từ này có phiên âm là [ɔ:'di∫n] tức là âm [ɔ:], nhưng thường bị các bạn đọc sai thành âm [au] tức là [au'di∫n]. Ngoài ra còn rất nhiều từ có âm “au” khác bị đọc nhầm thành [au] thay vì [ɔ:]. Các bạn cần lưu ý rằng hầu hết những từ có âm có cách viết là “au” đều có phiên âm là [ɔ:], ví dụ: because [bi'kɔz], August [ɔ:'gʌst], audience ['ɔ:djəns] v.v.


Mẫu câu giao tiếp cơ bản trong Xuất Nhập Khẩu

  • Chúng tôi được biết về các sản phẩm của công ty các bạn qua triển lãm Vietnam Electric 2014 và muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm này.
    We have learnt about your company’s products in Vietnam Electric 2014 Exhibition and would like to find out more about these.


  • Công ty ABC là một trong những công ty lâu đời và có uy tín nhất trong lĩnh vực sản xuất thiết bị cáp quang tại Việt Nam.
         ABC company is one of the most traditional and prestigious companies in manufacturing cable equipments in Vietnam.
  • Công ty chúng tôi thường hợp tác với các đối tác ở khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…
        We have contracts with partners in Asia such as Japan, Korea, India…
  • Bạn muốn sử dụng phương thức thanh toán nào?
      What mode of payment do you want to use?
  • Chúng ta hãy thảo luận về việc thanh toán chậm và hậu quả của nó.
      Let’s discuss about delay and result of delay.
  • Bạn có thể gửi cho tôi sách giới thiệu sản phẩm và sản phẩm mẫu để tham khảo trước không?
       Could you send me the brochure and sample for advanced reference?

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu

  • Certificate of origin: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Cargo: Hàng hóa (vận chuyển bằng tàu thủy hoặc máy bay)
  • Container: Thùng đựng hàng lớn (công-ten-nơ)
  • Customs: Thuế nhập khẩu; hải quan
  • Customs declaration form: tờ khai hải quan
  • Declare: Khai báo hàng (để đóng thuế)
  • Freight: Hàng hóa được vận
  • Additional premium: Phí bảo hiểm phụ, phí bảo hiểm bổ sung
  • Packing list: Phiếu đóng gói hàng (một tài liệu được gửi kèm với hàng hóa để
  • thể hiện rằng chúng đã được kiểm tra)
  • Additional premium: Phí bảo hiểm phụ, phí bảo hiểm bổ sung
  • Debit (n): Sự ghi nợ, món nợ, khoản nợ, bên nợ; (v): Ghi vào sổ nợ
  • Insurance premium: Phí bảo hiểm
  • Loan (n): Sự cho vay, sự cho mượn, tiền cho vay; công trái
  • Merchandise: Hàng hóa mua và bán
  • Packing list: Phiếu đóng gói hàng (một tài liệu được gửi kèm với hàng hóa để thể hiện rằng chúng đã được kiểm tra)
  • Stevedorage (n): Phí bốc dỡ
  • Wage (n): Tiền lương, tiền công